Những hậu quả của việc không vệ sinh điều hòa thường xuyên

Hậu Quả Nghiêm Trọng Của Việc Không Vệ Sinh Máy Lạnh

Do công việc bận rộn hoặc nhiều lý do khác người dùng thường ít quan tâm đến vấn đề vệ sinh máy lạnh định kỳ. Trong quá trình sử dụng bởi các tác động môi trường máy lạnh dễ bị bám bụi bẩn, chất dơ ở dàn nóng dàn lạnh, dù vẫn hoạt động nhưng việc tích tụ chất dơ bẩn lâu dần sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến thiết bị và cả người dùng.

Việc sử dụng không vệ sinh máy lạnh đúng cách là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hậu quả sau đây. 

1. Máy lạnh bị bám bẩn làm suy yếu khả năng làm lạnh

Theo đúng tiêu chuẩn máy lạnh cần được vệ sinh định kỳ sau mỗi 3 tháng sử dụng bởi các nghiên cứu cho thấy ở môi trường thông thường trung bình sau mỗi tuần hoạt động, máy lạnh bị giảm đi 1% khả năng làm lạnh do bụi bẩn bám vào. Và khả năng làm lạnh sẽ ngày càng suy giảm hơn khi bụi bẩn ngày càng dày đặc hơn.

Việc có quá nhiều bụi bẩn bám vào khiến cho máy không thể đáp ứng được nhu cầu làm lạnh cho căn phòng ngay cả khi tiêu tốn nhiều điện năng để làm lạnh hết công suất.

2. Máy lạnh bị dơ bẩn làm hao tổn điện năng

Như đã biết, điều hòa, máy lạnh là thiết bị có khả năng làm mát thông minh và tự động. Mặc dù người sử dụng có thể điều chỉnh và cài đặt nhiệt độ làm mát cho điều hòa những thiết bị này sẽ tự động điều chỉnh và vận hành để có thể cân đối lại nhiệt độ trong phòng. Khi nhiệt độ phòng đã đạt đến mức nhiệt độ nhất định, động cơ điều hòa, máy lạnh sẽ tự động ngắt và quạt gió cũng không thổi nhiều hơi lạnh như khi mọi người mới khởi động máy nữa.

Khi màng lọc của dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn hay quá dơ đồng nghĩa với việc hơi lạnh sẽ gặp cản trở và không được lưu thông bình thường theo đúng cơ chế hoạt động. Từ đó, thời gian làm mát phòng của máy lạnh, điều hòa cũng lâu hơn làm động cơ máy phải hoạt động liên tục, thậm chí là hoạt động quá công suất khiến cho máy tiêu hao nhiều điện năng hơn đồng nghĩa với việc hóa đơn tiền điện tăng lên mỗi tháng.

3. Máy lạnh nhanh chóng giảm tuổi thọ

Bụi bản bám nhiều và dày đặc khiến máy lạnh phải hoạt động hết công suất làm lạnh. Khi phải liên tục hoạt động hết công suất như vậy trong một thời gian dàì sẽ làm cho máy lạnh nhanh chóng xuống cấp, giảm tuổi thọ. Chi phí bảo trì, sửa chữa cho máy lạnh cao gấp nhiều lần chi phí vệ sinh định kỳ, thậm chí phải thay máy mới.

Đặc biệt đối với dàn nóng là bộ phận tản nhiệt cho máy lạnh, nếu bị nhiều bụi bám vào, dàn nóng không thể tản nhiệt tốt và bị quá tải, khiến cho máy lạnh tự động bị ngắt điện.

4. Máy lạnh bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe

Màng lọc máy lạnh là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng được ví như “lá phổi” giúp thanh lọc không khí, vi khuẩn, bụi bẩn,… trả lại cho căn phòng của bạn một bầu không gian trong lành, sạch khuẩn.

Tuy vậy, sau một thời gian sử dụng, màng lọc bị bám rất nhiều bụi bẩn, khiến cho màng lọc sẽ trở thành một ổ vi khuẩn chứa nhiều tác nhân gây dị ứng, luồng hơi thổi ra có mùi khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp của các thành viên, đặc biệt đối với gia đình có người lớn tuổi và trẻ nhỏ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*