
Bạn muốn lắp bóng đèn huỳnh quang nhưng chưa biết cách? Lắp đặt bóng đèn huỳnh quang dễ hay khó? Là những câu hỏi chúng ta thường gặp khi lắp bóng đèn mới hay thay thế thiết bị cho các bóng đèn đã hỏng.Hãy cùng Antshome tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang và cách lắp đặt, cũng như những lỗi thường gặp của loại bóng đèn này.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quan như nào?
Ống huỳnh quang được cấu thành từ hai bộ phận chính: ống thuỷ tinh và 2 điện cực.
Trong đó: Ống thủy tinh có chiều dài 0,6m; 1,5m,…Lớp trong có phù bột huỳnh quang.
2 đầu điện cực ở hai ống, mỗi đầu điện cực có 2 đầu tiếp nối điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn được nói trực tiếp với nguồn điện.

Khi đóng công tắc cầu dao thì điện áp được đặt vào hai tiếp điểm của tắc te làm xảy ra hiện tượng phóng hồ quang trong tắc te. Lúc đó thanh lưỡng kim biến dạng vì nhiệt dẫn đến tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh mạch kín, làm cho dòng điện chạy trong mạch đốt nóng các điện cực.
Khi hồ quang mất thì thanh lưỡng kim nguội thì lúc đó dẫn đến mở mạch và sẽ tạo quá điện cảm ứng làm xuất hiện tượng phóng điện trong chất khí trong đèn. Hiện tượng này nó sẽ phát ra rất nhiều tia tử ngoại, các tia này sẽ kích thích bột huỳnh quang làm phát ra các bức xạ ánh sánh.

Cách lắp đèn huỳnh quang như thế nào:
Khi lắp bóng đèn huỳnh quang, cần phải lưu ý đến hai bộ phận đó của đèn là tắc te và chấn lưu.
- Tắc te có tác dụng chính là khởi động đèn. Bạn cần phải chú ý để sau khi bóng đèn được lắp đặt không gặp phải hiện tượng bóng đèn bị chớp nháy rồi mới sáng.
- Chấn lưu thì có tác dụng chính điều chỉnh và ổn định tần số dòng điện. Bên trong chấn lưu có cuộn dây cảm kháng có tác dụng duy trì độ tự cảm.
Các bạn thực hiện lắp đặt bóng đèn huỳnh quang theo 3 bước sau:
- Bước 1: Nối cực 1 vào cực 3 qua một tắc te
- Bước 2: Nối cực 2 vào 1 đầu của Chấn lưu và nối 1 đầu dây ra vào dây điện cấp nguồn
- Bước 3: Nối cực 4 còn lại vào đầu còn lại của dây cấp nguồn.
Để lại một phản hồi