
Tủ lạnh bị đóng tuyết không chỉ gây hao tốn điện năng mà còn tạo ra những mùi hôi khó chịu cho thực phẩm.Chính vì thế sau khi phát hiện thấy tủ lạnh của gia đình có những hiện tượng này bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra cách khắc phục hợp lý nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm các nguyên nhân khiến tủ lạnh bị đóng tuyết cũng như cách khắc phục đơn giản nhất!
Tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không?
Tủ lạnh bị đóng tuyết ở ngăn đá sẽ làm cản trở quá trình lưu thông của hơi lạnh trong tủ, lúc này hơi lạnh sẽ bị ứ đọng lại và không thổi ra ngoài khiến tủ lạnh không đông đá được.
Trong nhiều trường hợp, lớp tuyết này còn làm cản trở hơi lạnh thổi xuống ngăn mát và khiến cho ngăn mát không thể làm lạnh như bình thường.
Lúc này, mặc dù cả hai ngăn đều không có hơi lạnh, thế nhưng các linh kiện bên trong tủ vẫn đang hoạt động bình thường. Và điều này sẽ làm cho tủ lạnh hoạt động liên tục không tự ngắt, dẫn đến tủ hoạt động tốn nhiều điện, hoạt động quá tải làm hư hỏng các linh kiện bên trong tủ.
Nguyên nhân tủ lạnh bị đóng tuyết
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân mà bạn có thể tự kiểm tra.
Cầu chì nhiệt bị đứt
Cầu chì nhiệt của tủ lạnh nằm ở vị trí trên ngăn đá, có chức năng bảo vệ không cho bộ xả đá hoạt động quá lâu làm nóng tủ lạnh, hạn chế các hỏng hóc. Vì thế, nếu cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá cũng sẽ ngưng hoạt động và dẫn đến hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết.
Sò lạnh hay âm tủ lạnh không thông mạch
Thực chất, sò lạnh của tủ lạnh là rơ-le xả tuyết và nằm sau ngăn đá của tủ. Nó được kẹp vào dàn lạnh để phát hiện lớp tuyết phủ đầy trên dàn lạnh.
Sò lạnh có chức năng chính là đảm bảo thanh điện trở hoạt động khi có tuyết phủ đầy dàn lạnh, giúp thanh điện trở hoạt động tốt hơn, tránh trường hợp thanh điện trở đốt nóng dàn lạnh khi không cần thiết.
Chính vì thế, khi sò lạnh bị hỏng, nó sẽ khiến thanh điện trở nóng lên khi dàn lạnh bị đóng tuyết.
Do rơ-le xả không đóng sang tiếp điểm xả đá
Rơ-le xả hay còn gọi là Timer, là bộ phận được lắp đặt ở vị trí trong ngăn để rau củ hoặc nằm sau lưng tủ trong phần hộp điện kế bên Compressor tùy thuộc vào thiết kế của từng loại tủ lạnh. Nó có nhiệm vụ rất quan trọng là chuyển mạch ngắt Compressor sang chế độ xả đá.
Nếu bộ phận này bị hư hỏng thường sẽ khiến cho ngăn mát của tủ không làm lạnh được dẫn đến rau củ bị hư hỏng do không có hơi lạnh để bảo quản.
Hướng dẫn khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết
Khi thấy tủ lạnh của gia đình gặp phải hiện tượng trên bạn có thể tự khắc phục theo các bước sau đây:
- Rút ngay phích cắm điện và tạm dừng mọi hoạt động của tủ.
- Sau đó, lấy hết toàn bộ thức ăn trong tủ lạnh ra ngoài, đồng thời tháo các khay và ngăn đựng thực phẩm.
- Đặt một ca nước nóng vào trong tủ để giúp tuyết tan nhanh hơn.
- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ toàn bộ tủ lạnh, sau đó lấy khăn bông lau khô nhiều lần.
- Đợi cho tủ thật khô ráo rồi cho thức ăn vào để bảo quản tiếp.
Nếu là tủ lạnh cũ lâu năm và không có chức năng tự xả tuyết, thì sau một thời gian sử dụng tủ lạnh bị đóng tuyết là điều hoàn toàn bình thường và bạn có thể thực hiện các bước tự xả tuyết như trên để khắc phục. Còn nếu là những dòng tủ không đóng tuyết nhưng vẫn gặp phải tình trạng này thì nhiều khả năng là tủ đã hư hỏng linh kiện nào đó ở bên trong.
Để lại một phản hồi